KIẾN THỨC_CHO MỌI NGƯỜI


Join the forum, it's quick and easy

KIẾN THỨC_CHO MỌI NGƯỜI
KIẾN THỨC_CHO MỌI NGƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGHỊ LỰC SỐNG

Go down

NGHỊ LỰC SỐNG Empty Chàng trai liệt toàn thân trở thành tỷ phú

Bài gửi by phieu Tue Jun 08, 2010 3:12 pm

Chàng trai liệt toàn thân trở thành tỷ phúNGHỊ LỰC SỐNG 2510750289-chang-trai-liet-toan-than-tro-thanh-ty-phu
VnExpress - Thứ Ba, 8/6GửiNhắn tinIn
Chàng trai liệt toàn thân trở thành tỷ phú

_Sau vụ sập dàn giáo khiến Lệ bị gẫy cột sống, đứt tuỷ, liệt tứ chi, cuộc sống bệnh tật nghèo đói khiến anh nhiều lúc chỉ muốn chết. Nhưng anh đã vươn lên làm giàu, trở thành tỷ phú ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.

Trần Văn Lệ (hiện 35 tuổi) ở Phố Thiều, xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, là con thứ trong gia đình có 4 chị em. Nhà nghèo nên chưa hết lớp 9 Lệ phải bỏ học đi phụ hồ với bố, sau đó anh vào TP HCM với ước mơ làm giàu, làm thợ xây cho một công ty tư nhân. Một hôm, khi đang làm cốt pha đổ bê tông, thì bất ngờ dàn giáo bị sập, khiến anh rơi từ độ cao 10m xuống đất.

Thoát chết, nhưng anh bị gẫy cột sống, đứt tuỷ và bị liệt toàn thân. Từ Bệnh viện Chợ Rẫy, anh được chuyển sang Bệnh viện Điều Dưỡng điều trị tiếp nhưng vẫn không tiến triển, cuối cùng gia đình phải chuyển anh về quê sống lay lắt cuộc đời còn lại.

15 năm qua, hàng ngày anh vẫn phải đối mặt với bệnh tật dai dẳng. Những lúc gia đình đi làm vắng, ở nhà một mình anh phải tự xoay xở, chịu đựng như, đại tiện phóng uế một chỗ, đặc biệt tiểu tiện thường xuyên bị tắc rất khó chịu, phải có người dùng vật cao su mới thông tắc được. Chưa hết, chân anh lúc nào cũng bị trói, vì người nhà sợ những lúc anh lên cơn co giật té ngã đập đầu xuống đất. Lưng và mông quanh năm lở loét cống mủ do nằm nhiều và thường Lệ phải nhịn đói từ sáng tới chiều, chờ gia đình đi làm về mới có ăn.

"Trong bữa ăn sẻ đôi bát cơm với đứa em trai, tôi vừa ăn vừa khóc, buồn cho số phận cơ cực, lại thêm gánh nặng cho gia đình, nhiều lúc muốn chết cho xong. Nghĩ đến bố, mẹ và mấy đứa em sẽ làm gì để trả món nợ khổng lồ trước kia đã vay để chữa bệnh cho mình, nhiều đêm thức dài suy nghĩ mà càng thêm tủi", anh Lệ kể lại với VnExpress.net.

Giữa lúc cơ cực ấy, bất ngờ bố anh bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người và phải nằm tại chỗ như anh, khiến gia đình càng thêm nheo nhóc. Thương tình, anh em bạn bè và hàng xóm tổ chức quyên góp được ít tiền, mua một chiếc bàn bi-a để anh ở nhà có thể tự kiếm đồng tiền.

Từ đó, với số tiền dành dụm được, anh cùng em trai quyết tâm thoát nghèo, kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Mới đầu họ đi mua xe đạp hỏng về tu sửa lại rồi bán, sau đó có chút vốn, vay thêm tiền ngân hàng đầu tư mở quán Internet, rồi hiệu cầm đồ. Sau này người em trai đi học đại học tại Hà Nội, mọi tiền nong học hành đều do anh Lệ cáng đáng cả.

Anh còn đưa tiền cho gia đình trả hết nợ cũ và mua vài miếng đất mặt tiền để kinh doanh, hỗ trợ chị và em gái cùng kinh doanh tại huyện Quảng Xương. Cậu em trai học đại học Bách Khoa ra trường đã cùng anh đầu tư mở công ty hàng điện tử bên Lào.

Đến nay công ty làm ăn rất phát triển, đã có nhiều người góp cổ đông kinh doanh. Người em trai trực tiếp quản lý điều hành công việc bên Lào, còn anh Lệ điều phối hàng hóa và nắm tài chính tại Việt Nam. Hiện công ty đã phát triển thêm một chi nhánh tại thành phố Vinh (Nghệ An) và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục công nhân Việt Nam và Lào.

Đến thăm Lệ, khó có thể hình dung đây là một ông chủ phát đạt. Cơ thể anh teo tóp đang nằm trên một chiếc giường đệm lò xo - chiếc giường có chức năng mát-xa giúp cơ thể bớt đau nhức, bớt lở loét dưới người. Bên cạnh là chiếc quạt hơi nước giúp anh hạ nhiệt, vì trong người anh lúc nào cũng nóng hơn bình thường.

Cổ bị đóng đinh nên Lệ chỉ có thể cử động cái đầu qua lại. Mỗi khi khách hàng đến giao dịch, anh vẫn trao đổi bình thường, nếu có điện thoại gọi tới, mẹ anh cầm ống nghe ghé sát tai cho con để anh đàm thoại. Trong một tiếng, liên tiếp có những cuộc gọi từ các điểm kinh doanh ở các nơi báo về “tổng đài” để anh nắm bắt tình hình và điều chỉnh công việc.

Anh Phạm Viễn, một khách hàng quen của Lệ cho hay, mặc dù bị bệnh tật nhưng anh Lệ có cái đầu và đôi mắt sáng rất thông minh, anh có thể tính nhẩm rất chính xác và có trí nhớ tốt, "ngoài ra, anh ấy còn giỏi về kinh doanh buôn bán, có thể tính đường đi nước bước cho công việc suôn sẻ".

Một trong những nguyên nhân làm nên thành công, theo Lệ, là hằng ngày phải xem ti vi, nghe đài để nắm bắt thông tin như giá cả thị trường trong và ngoài nước, giúp anh điều chế công việc của mình, từ đó tìm những cơ hội, nhu cầu của xã hội để cung cấp…

Giờ đây bệnh tật của Lệ có giảm hơn trước, nhưng vệ sinh hàng ngày thì vẫn khổ và bất tiện, tiểu tiện phải thông hàng ngày. Dù vậy, "nghĩ đến gia đình đã có bát ăn, bát để tôi cũng phấn khởi, vì đã giúp được điều gì đó cho gia đình", anh tâm sự.

“Cảm ơn bố mẹ, anh em bạn bè và hàng xóm đã cho tôi nghị lực vượt lên tất cả, nhất là tình thương lớn lao của mẹ, đã hết lòng thương con, chăm sóc cho con hằng ngày”, anh nghẹn giọng nói.

Còn bà Lê Thị Xuân, mẹ anh thì giãi bày: “ thấy con tàn tật nằm một chỗ, tương lai chẳng thấy đâu, trong khi đó bố cũng nằm liệt giường như nó, nhiều đêm tôi khóc khô cả nước mắt. Nhưng nó là giọt máu, khúc ruột của mình nên phải thương phải yêu, vả lại thấy con rất cố gắng vươn lên trong cuộc sống để anh em trong gia đình được nhờ và mọi người kính trọng thì tôi cũng vơi đi phần nào…”.

Giờ đây, anh Lệ đang là một trong những gương sáng điển hình nổi bật của huyện Triệu Sơn đã vượt lên số phận sống có ích cho gia đình và xã hội, làm giàu cho bản thân, góp phần làm đẹp cho quê hương và trở thành tỷ phú trước sự cảm phục của nhiều người!.

Phương Nam
phieu
phieu

Tổng số bài gửi : 42
Join date : 24/05/2010
Age : 72
Đến từ : phương tây

http://thoaman.go-ogler.com

Về Đầu Trang Go down

NGHỊ LỰC SỐNG Empty NGHỊ LỰC SỐNG

Bài gửi by phieu Sun Jun 06, 2010 8:41 pm

Điều kỳ diệu từ đôi chân tật nguyền
( 9:29 AM | 06/06/2010 )
Ngày từ lúc lọt lòng, Vi Văn Đại đã không được bình thường như những đứa trẻ khác: hai tay co quắp, èo uột. Đôi chân dị tật không tự đi lại được. Thế nhưng đến nay đã 14 năm trôi qua, Đại vẫn không ngừng vươn lên trong cuộc sống.
Nghiệt ngã tuổi thơ
_Vi Văn Đại sinh năm 1997 trong căn nhà cấp bốn nằm bên sườn dốc chênh vênh dưới chân núi Mốc Sáu – xóm Mỏ Vàng xã Thiện Kỵ (Hữu Lũng – Lạng Sơn). Vì dị tật, tuổi thơ của Đại là chuỗi ngày buồn tủi.
NGHỊ LỰC SỐNG Dieu-ky-dieu-tu-doi-chan-tat-nguyen_Tin180.com_001
_Ngay từ khi lọt lòng Đại đã không bình thường.
Anh Vi Văn Tầm, cha Đại vừa rót nước mời khách vừa kể với cho chúng tôi nghe chuyện về Đại với chất giọng đầy chua xót. “Năm 1996 tôi lập gia đình. Một năm sau Đại ra đời trong sự mong đợi của vợ chồng. Nhưng niềm hạnh phúc đã không mỉm cười với chúng tôi. Ngay từ khi lọt lòng Đại đã không bình thường.
Quá chua xót và đau đớn, khi Đại được 35 ngày tuổi thì mẹ Đại bỏ nhà đi. Tôi như bị xát muối vào lòng. Nhiều hôm thằng bé khát sữa đòi bú, tôi phải lấy nước ngô thay sữa. 3 tháng biết lật, 6 tháng biết bò, 9 tháng lò cò chạy đi. Đại chẳng thế, 15 tháng tuổi em vẫn chưa biết lật…
Bà nội của Đại tâm sự: “Khi cháu lên hai tuổi, tôi đưa sang nhà hàng xóm chơi. Nghe lũ chúng bạn gọi mẹ, cu cậu cũng bập bẹ gọi theo. Trưa thấy bố nó đi làm về Đại gọi: “Bố ơi mẹ mẹ…?”
Tôi chết lặng người khi nghe Đại gọi như vậy. Tôi vội bế Đại vào lòng mà cổ thì nghẹn đắng. Vắng mẹ, cái cơ thể vốn đã không bình thường lại càng không bình thường hơn. Nhưng rồi Đại vẫn lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc của người cha.
Đôi chân diệu kỳ
Đến tuổi đi học thấy bạn bè đùa vui đến lớp, Đại cũng đòi đi: “Lúc đầu đưa con đến trường với hi vọng con mình được chơi cùng bạn bè cho vui. Chứ những đứa trẻ chân tay lành lặn còn chưa học được huống gì người như Đại” – anh Tầm cho hay.
NGHỊ LỰC SỐNG Dieu-ky-dieu-tu-doi-chan-tat-nguyen_Tin180.com_002
Chiếc bàn học của Đại chẳng giống ai.
Đến lớp, cậu bé Đại được ngồi ở mảnh chiếu góc cuối lớp. Tay không cầm được nên Đại ngồi bệt dưới đất hì hục kẹp phấn vào hai ngón chân tập viết. “Có lúc Đại đang viết bỗng dưng người ngã về phía sau. Đôi chân duỗi thẳng ra và giẫy đành đạch do bị chuột rút. Đại tập viết nhiều quá mà hai ngón chân của Đại sưng tấy lên, tím bầm lại. Thế nhưng Đại vẫn cứ nằng nặc không chịu bỏ cuộc”. Cô giáo Nguyễn Thị Hợp nhớ lại.
Bù lại đôi tay không cử động được nhưng Đại lại có đôi chân rất khéo và cái đầu thông minh. Từ lớp 1 đến lớp 5, Đại đều đạt học sinh giỏi. Năm học lớp 6 và lớp 7 vừa qua dù phải đi mổ chân, phải nghỉ hơn một tháng để điều trị nhưng Đại vẫn đạt được danh hiệu học sinh tiên tiến.
Cô Nguyễn Thị Thuý – Hiệu trưởng trường THCS Thiện Kỵ cho hay: “Đại là trường hợp rất đặc biệt. Dù bị tàn tật nhưng em đã vượt qua mặc cảm bản thân và học khá. Theo quy chế, Đại được miễn các buổi lao động nhưng em vẫn nằng nặc đòi tham gia”.
NGHỊ LỰC SỐNG Dieu-ky-dieu-tu-doi-chan-tat-nguyen_Tin180.com_003
Em không muốn làm người thừa. Em muốn học thật giỏi để sau này được làm thầy giáo.
_Đi học, người ta giơ tay khi muốn phát biểu. Còn Đại, em “giơ chân” phát biểu. Chiếc bàn học của Đại cũng chẳng giống ai. Vì không ngồi được trên ghế nên người cha đã nghiên cứu và đóng cho Đại một tấm phản bằng gỗ đủ lớn để Đại ngồi lên đó và học bài. Hiện giờ Đại đang tập cho đôi chân của mình làm những công việc nhỏ trong sinh hoạt hành ngày như nâng chén nước, cầm lược…
_Nhìn cậu bé 14 tuổi với dáng đi “chim cánh cụt”, đôi tay bị khèo chĩa về phía trước, đôi chân thì dị tật, ít ai ngờ rằng cậu đã vượt qua số phận, làm được nhiều điều tưởng như không thể. Đại chia sẻ: “Dù em không có được may mắn như các bạn khác nhưng em không muốn làm người thừa. Em muốn học thật giỏi để sau này được làm thầy giáo dạy những bạn có hoàn cảnh giống em”.
Hà Phương
(theo bee)
phieu
phieu

Tổng số bài gửi : 42
Join date : 24/05/2010
Age : 72
Đến từ : phương tây

http://thoaman.go-ogler.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết