KIẾN THỨC_CHO MỌI NGƯỜI


Join the forum, it's quick and easy

KIẾN THỨC_CHO MỌI NGƯỜI
KIẾN THỨC_CHO MỌI NGƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG

Go down

NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG Empty TÌM HIỂU CHỮ NGHĨA GHI TRÊN TRƯỚNG CHÚC THỌ

Bài gửi by Adminhieu Mon Jan 30, 2012 5:49 pm

Một số Câu bằng chữ Hán viết trên TRƯỚNG CHÚC THỌ


Cứ mỗi độ Tết đến, như một phong tục đẹp, người Việt lại tổ chức Chúc Thọ Ông, Bà, Cha, Mẹ và các bậc cao niên trong họ ngoài làng. Đa phần ngày nay con cháu thường đặt làm hay mua những bức Trướng để dâng người được chúc Thọ. Do không biết (đặc biệt là chữ Hán) lại đua đòi nên tôi từng gặp những chữ ghi trên Trướng khá lạc lõng, chẳng hợp gì với cảnh, với người được chúc. Cá biệt còn có những chữ mà đọc lên nếu hiểu kỹ sẽ rất giận (hay thương) người dâng chúc!
Ngoài những Câu đối, chữ ghi trên Trướng tự thiết kế hay đã chép được, nay sưu tầm thêm một số chữ ghi trên Trướng mừng Thọ, chép lại đây để nhớ.NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG Tuoitho26082011
1. Mừng thọ Nam giới thông dụng 男壽通用壽幛:

CHỮ VIẾT(HÁN)
ÂM ĐỌC VÀ DỊCH NGHĨA(VIỆT)
大德必壽
Đại đức tất thọ (Đức lớn ắt thọ)
大椿不老
Đại xuân bất lão (Xuân mãi không già)
天保九如
Thiên bảo cửu như (Trời ban chín tốt)
天賜遐齡
Thiên tứ hà linh (Trời cho tuổi lâu)
天賜純嘏
Thiên tứ thuần hỗ (Trời cho phúc đẹp)
日永椿庭
Nhật vĩnh xuân đình (Trời chiếu sân xuân)
古柏長春
Cổ bách trường xuân (Bách xưa xuân dài)
甲第增輝
Giáp đệ tăng huy (Danh tiếng thêm xa)
慶衍桑弧
Khánh diễn tang hồ (Thỏa chí tang bồng)
慶溢懸弧
Khánh dật huyền hồ (Vui lớn chí cao)
共頌期頤
Cộng tụng kỳ di (Danh thơm trăm tuổi)
如松柏茂
Như tùng bách mậu (Xanh như tùng bách)
如南山壽
Như nam sơn thọ (Thọ lớn núi Nam)
多福多壽
Đa phước đa thọ (Lắm phước nhiều thọ)
鳩杖熙春
Cưu trượng hi xuân (Gậy già xuân sáng)
壽並河山
Thọ tịnh hà sơn (Thọ như sông núi)
壽如日升
Thọ như nhật thăng (Thọ như trời lên)
壽富康宁
Thọ phú khang trữ (Thọ giàu mạnh vui)
壽人壽世
Thọ nhân thọ thế (Người thọ đời thọ)
壽征大德
Thọ chinh đại đức (Thọ hơn đức lớn)
壽攷維祺
Thọ khảo duy kì (Thọ sánh cờ duy)
壽山福海
Thọ sơn phước hải (Núi thọ biển phước)
靈椿益壽
Linh xuân ích thọ (Cây linh tăng thọ)
松鶴延齡
Tùng hạc diên linh (Tuổi như tùng hạc)
松柏同春
Tùng bách đồng xuân (Xuân như tùng bách)
齒德俱尊
Xỉ đức câu tôn (Đức thọ đều cao)
備福頤年
Bị phước di niên (Phước lớn quyền cao)
國先人瑞
Quốc tiên nhân thuỵ (Chức trước người lành)
圖開福壽
Đồ khai phước thọ (Phước thọ mở mang)
庚星燿彩
Canh tinh diệu thể (Sao Canh chiếu sáng)
詩歌天保
Thi ca thiên bảo (Thơ ca trời giữ)
南山比壽
Nam sơn tỉ thọ (Thọ sánh non Nam)
南极星輝
Nam cực tinh huy (Chói lòa Nam Cực)
灠揆良辰
Lãm quĩ lương thần (Danh cao gương tốt)
頌祝岡陵
Tụng chúc cương lăng (Tiếng thơm vang dậy)
頌獻九如
Tụng hiến cửu như (Danh tiếng bay xa)
海屋長春
Hải ốc trường xuân (Nhà đẹp xuân dài)
絳懸仙翁
Giáng huyền tiên ông (Tiên Ông giáng thế)
鄗壽延牟
Cao thọ diên mưu (Thọ cao trí sáng)
鐘靈壽攷
Chung linh thọ khảo (Khua chuông mừng thọ)
樹茂椿庭
Thụ mậu xuân đình (Sân xuân cây đẹp)
桑弧燿彩
Tang hồ diệu thể (Thỏa chí tang bồng)
惟仁者壽
Duy nhân giả thọ (Làm nhơn được thọ)
崧生岳降
Tùng sinh nhạc giáng (Danh tiếng lẫy lừng)
疇陳五福
Trù trần ngũ phước (Năm phước tràn trề)
俾壽而康
Tỉ thọ nhi khang (Sống lâu mạnh khỏe)
既壽而康
Ký thọ nhi khang (Sống khỏe mạnh lâu)
椿樹長青
Xuân thụ trưởng thanh (Cây xuân xanh lớn)
椿庭日暖
Xuân đình nhật noãn (Sân xuân trời ấm)
榴花獻瑞
Lựu hoa hiến thuỵ (Hoa lựu dâng lành)
蓬壺春到
Bồng hồ xuân đáo (Chí cao xuân đến)
鶴算壽添
Hạc toán thọ thiêm (Thọ hơn tuổi hạc)
箕疇五福
Cơ trù ngũ phước (Năm phước đủ đầy)

2. Mừng thọ Nam giới theo độ tuổi 分龄男寿寿幛:

CHỮ VIẾT
ÂM ĐỌC VÀ DỊCH NGHĨA
   五十岁
*Năm mươi tuổi:  
乐天知命
Lạc thiên tri mệnh (Vui biết mệnh trời)
年齐大衍
Niên tề đại diễn (Tuổi cao nghiệp lớn)
学到知非
Học đáo tri phi (Vốn học cao sâu)
福禄艾之
Phước lộc ngải chi (Phước lộc rỡ ràng)
   六十岁
* Sáu mươi tuổi :
甲箓重周
Giáp lệ trùng chu (Đỗ đạt trở lại )
花开甲子
Hoa khai giáp tý (Hoa nở vận mới)
年臻耳顺
Niên trăn nhĩ thuận (Tuổi thạo việc đời)
算周花甲
Toán chu hoa giáp (Đi tròn hoa giáp)
   七十岁
*Bảy mươi tuổi :
从心所欲
Tùng tâm sở dục (Thỏa lòng mong muốn)
古稀人瑞
Cổ hi nhân thuỵ (Người lành hiếm thấy)
欲不逾矩
Dục bất du củ (Tùy ý thong dong)
德寿古稀
Đức thọ cổ hi (Đức cao khó sánh)
   八十岁
*Tám mươi tuổi :
平安磐石
Bình an bàn thạch (Khỏe an bàn thạch)
刻鸠进杖
Khắc cưu tiến trượng (Dâng gậy chim cưu)
筹添八百
Trù thiêm bát bách (Mong được tám trăm)
富责寿考
Phú trái thọ khảo (Giàu bền thọ lâu)
   九十岁
* Chín mươi tuổi :
九大日丽
Cửu đại nhật lệ (Trời đẹp chín lớn)
天保九如
Thiên bảo cửu như (Trời ban đầy đủ)
颂献九如
Tụng hiến cửu như (Hiến dâng đầy đủ)
福备九畴
Phúc bị cửu trù (Phước lớn bền lâu)
   百岁
* Một trăm tuổi:
百年人瑞
Bách niên nhân thuỵ (Người lành trăm tuổi)
百福骈臻
Bá phước biền trăn (Trăm phước phủ vây)
寿庆期颐
Thọ khánh kỳ di (Mừng thọ tuổi trăm)
荣登上寿
Vinh đăng thượng thọ (Vinh lên thọ cả )

3. Mừng thọ Nữ giới thông dụng 女壽通用壽幛:

CHỮ VIẾT
ÂM ĐỌC VÀ DỊCH NGHĨA
大德必壽
Đại đức tất thọ (Đức lớn ắt thọ)
天姥峰鄗
Thiên mụ phong cao (Mẹ trời núi cao)
花燦金瑄
Hoa xán kim tuyên (Hoa sáng vàng chói)
歡騰瑄室
Hoan đằng tuyên thất (Vui tỏa nhà ngọc )
壽田宜傢
Thọ điền nghi gia (Ruộng thọ khắp nhà)
壽征坤德
Thọ chinh khôn đức (Thọ hơn đức đất)
壽添瑄祿
Thọ thiêm tuyên lộc (Thọ hơn lộc ngọc)
壽同金石
Thọ đồng kim thạch (Thọ như vàng đá)
松鶴遐齡
Tùng hạc hà linh (Tuổi xa tùng hạc)
金瑄煥彩
Kim tuyên hoán thể (Vàng ngọc đổi thân)
金瑄不老
Kim tuyên bất lão (Ngọc vàng chẳng lão)
圖呈王母
Đồ trình vương mẫu (Đường đi Vương Mẫu)
國光人瑞
Quốc quang nhân thuỵ (Người lành nước sáng)
寶婺星輝
Bảo vụ tinh huy (Nữ báu sao sáng)
寶帨生光
Bảo thuế sinh quang (Khăn báu sáng lòa)
寶婺呈輝
Bảo vụ trình huy (Nữ báu chói lòa)
春暉永駐
Xuân huy vĩnh trú (Ánh xuân trụ mãi)
星輝寶婺
Tinh huy bảo vụ (Sáng sao báu nữ)
春滿北堂
Xuân mãn bắc đường (Xuân khắp nhà bắc)
春濃瑄幄
Xuân nồng tuyên ác (Xuân ấm màn ngọc)
耄晉期頤
Mạo tấn kỳ di (Trăm tuổi còn xuân)
耄耋富貴
Mạo điệt phú quí (Dáng vẻ giàu sang)
擭教仁鳳
Hoạch giao nhân phượng (Sánh với phượng hoàng)
彩說延齡
Thể thuyết diên linh (Thân thọ dài lâu)
祥呈桃實
Tường trình đào thực (Đường lành rạng rỡ)
祥開設悅
Tường khai thiết duyệt (Sinh nhật nở lành)
帨彩增華
Thuế thể tăng hoa (Ngày càng thêm xuân)
堂北瑄榮
Đường bắc tuyên vinh (Nhà huyên ngọc sáng)
瑄庭日麗
Tuyên đình nhật lệ (Sân ngọc trời đẹp)
瑄閣長春
Tuyên các trường xuân (Gác ngọc xuân dài)
瑄堂集祜
Tuyên đường tập hỗ (Nhà ngọc bền lâu)
瑄幃日永
Tuyên huy nhật vĩnh (Ánh ngọc trời dài)
瑄茂北堂
Tuyên mậu bắc đường (Ngọc tươi nhà bắc)
婺宿騰輝
Vụ tú đằng huy (Sao Vụ sáng đầy))
婺曜呈祥
Vụ diệu trình tường (Sao Vụ đẹp lành)
婺煥中天
Vụ hoán trung thiên (Sao Vụ giữa trời)
婺彩星輝
Vụ thể tinh huy (Thân báu sao sáng)
紫綬金章
Tử thụ kim chương (Đai tía mũ vàng)
輝生錦悅
Huy sinh cẩm duyệt (Sáng sinh gấm dệt)
媊星煥彩
Vã tinh hoán thể (Sao quí đổi thân)
慈云廕濃
Từ vân ấm nồng (Mây lành ấm áp)
慈闈日永
Từ vi nhật vĩnh (Màn lành trời lâu)
慈竹生輝
Từ trúc sinh huy (Trúc lành sinh sáng)
慈竹長青
Từ trúc trường thanh (Trúc lành xanh lâu)
慈竹恆春
Từ trúc hằng xuân (Trúc lành xuân mãi)
瑞凝瑄室
Thuỵ ngưng tuyên thất (Lành tốt nhà ngọc)
福壽康宁
Phước thọ khang trữ (Phước thọ khỏe đầy)
錦帨呈祥
Cẩm thuế trình tường (Khăn gấm đường lành)
瑤池桃熟
Dao trì đào thục (Ao ngọc quả quí)
瑤池益算
Dao trì ích toán (Ao ngọc giúp người)
瑤池春水
Dao trì xuân thuỷ (Ao ngọc nước xuân)
瑤島春長
Dao đảo xuân trường (Ngọc đẹp xuân dài)
璇閨大喜
Tuyền khuê đại hỉ (Ngọc đầy vui lớn)
璇閨日暖
Tuyền khuê nhật noãn (Ngọc đầy trời ấm)
璇閨喜溢
Tuyền khuê hỉ dật (Ngọc đầy vui khắp)
德紹孟歐
Đức thiệu Mạnh âu (Nối đức bà Mạnh)
蟠桃獻壽
Bàn đào hiến thọ (Dâng thọ hội đào)
懿德延年
Ý đức diên niên (Đức tốt lâu dài)

4. Mừng thọ Nữ giới theo hạng tuổi 分齡女壽:

CHỮ VIẾT
ÂM ĐỌC VÀ DỊCH NGHĨA
   五十歲
*Năm mươi tuổi :
百齡半度
Bách linh bán độ (Nửa trăm có lẻ)
百歲平分
Bách tuế bình phân (Chia nửa trăm năm)
   六十歲
*Sáu mươi tuổi :
甲子重開
Giáp tý trùng khai (Vòng đời lại mở)
瑄開周甲
Tuyên khai chu giáp (Ngọc mở vòng đời)

5. Mừng thọ đôi vợ chồng 雙壽通用壽幛:

CHỮ VIẾT
ÂM ĐỌC VÀ DỊCH NGHĨA
人月同圓
Nhân nguyệt đồng viên (Trời trăng cùng tròn)
天上雙星
Thiên thượng song tinh (Hai sao trên trời)
日月並明
Nhật nguyệt tịnh minh (Trời trăng cùng sáng)
明日月齊
Minh nhật nguyệt tề (Trời sáng trăng tròn)
日升月恆
Nhật thăng nguyệt hằng (Trời lên trăng hiện)
雙星並燿
Song tinh tịnh diệu (Hai sao cùng sáng)
雙星朗照
Song tinh lãng chiếu (Hai sao chiếu giọi)
鳳凰娛志
Phượng hoàng ngu chí (Phượng hoàng vui sống)
仙耦齊齡
Tiên ngẫu tề linh (Cặp Tiên cùng tuổi)
仙眷長春
Tiên quyến trường xuân (Nhà Tiên xuân dài)
台媊合燿
Đài vã hợp diệu (Hai sao hợp sáng)
百年偕老
Bách niên giai lão (Trăm năm già đẹp)
壽並岡陵
Thọ tịnh cương lăng (Hai nhà đồng thọ)
庚婺同明
Canh vụ đồng minh (Hai sao cùng chói)
柏翠松青
Bách thuý tùng thanh (Tùng bách cùng xanh)
极婺聯輝
Cực vụ liên huy (Hai sao liền sáng)
弧帨揚華
Hồ thuế dương hoa (Cung khăn phát triển)
弧帨同懸
Hồ thuế đồng huyền (Cung khăn treo chung)
弧帨齊輝
Hồ thuế tề huy (Cung khăn bằng sáng)
星月爭輝
Tinh nguyệt tranh huy (Sao trăng cùng tỏa)
神仙眷屬
Thần tiên quyến thuộc (Quyến thuộc thần tiên)
眉齊鴻案
Mi tề hồng án (Án hồng mày rậm)
酒介年眉
Tửu giới niên mi (Ông hay bà giỏi)
福壽雙佺
Phước thọ song toàn (Phước thọ hai đầy )
福祿鴛鴦
Phước lộc uyên ương (Đôi uyên phước lộc)
鴻案相庄
Hồng án tương trang (Chồng nhường vợ kính)
笙簫合奏
Sanh tiêu hợp tấu (Sáo sênh hợp tấu)
鸞笙合奏
Loan sanh hợp tấu (Nhịp sênh hợp tấu)
椿瑄不老
Xuân tuyên bất lão (Ngọc xuân chẳng già)
椿瑄並茂
Xuân tuyên tịnh mậu (Ngọc xuân cùng sáng)
琴瑟靜好
Cầm sắt tranh hảo (Cầm sắt đều hay)
輝映台前
Huy ánh đài tiền (Sáng chói trước thềm)

- Lương Đức Mến, ST, TC và GT-
Tóm tắt ...
[/right]NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG CMNM%2BHLDNGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG CMNM%2BHLD

Adminhieu
Admin

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/05/2010
Age : 74
Đến từ : phương tây

https://canhieu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG Empty ĐỔI NGÀY THÁNG ÂM LỊCH

Bài gửi by Adminhieu Mon Jan 30, 2012 5:01 pm

VÀO TRANG; http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/JavaScript/?yy=2012&mm=1
Tháng Năm
Chọn một tháng của một năm trong khoảng 1800-2199 và nhấn chuột vào nút Xem lịch tháng để xem lịch của tháng đã chọn.
Kích chuột vào nút Xem lịch năm sẽ hiển thị lịch của cả năm đã chọn. Lịch năm có thể in vừa trên một trang A4 (sử dụng chức năng in của chương trình duyệt).
Để xem Can-Chi của một ngày, nhấn chuột vào ô hiển thị ngày đó. Nhấn chuột vào dòng thứ hai (chứa tên các ngày trong tuần: CN, T2...) sẽ hiện thông tin về chương trình.














Thông tin về chương trình
Chương trình âm lịch Việt Nam bằng JavaScript do tác giả Hồ Ngọc Đức thực hiện. Hiện tại chương trình chứa dữ liệu cho 4 thế kỷ, từ 1800 đến 2199. Các số liệu này được tính sẵn bằng chương trình Java của cùng tác giả. Dữ liệu cho các thế kỷ khác có thể được tác giả cung cấp theo yêu cầu.
Bạn có thể download thư viện JavaScript tính âm lịch và thêm các chức năng bạn muốn có. Ví dụ, bạn có thể sửa đổi hàm alertDayInfo để chương trình không hiện Can-Chi của ngày vừa chọn mà hiện các thông tin khác như lịch hoạt động trong ngày v.v.

Adminhieu
Admin

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/05/2010
Age : 74
Đến từ : phương tây

https://canhieu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG Empty NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG

Bài gửi by Adminhieu Mon Jan 30, 2012 4:53 pm

NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG Images?q=tbn:ANd9GcQgkGIDG0YYTwYrg2yOHYXWBwCfZDCIqfqa9WH7aTuhYU72VCCEIg
CÓ THỜ_CÓ THIÊNG_CÓ KIÊNG_CÓ LÀNH
BÁT HƯƠNG; _VIỆC BỐC BÁT HƯƠNG VÀ SỬ DỤNG BÁT HƯƠNG CHO ĐÚNG TÂM LINH?
Với người Việt, trong gia đình (Ngay cả người theo Cng giáo) nhà nào cũng có ban thờ và trong ban thờ mộ linh vật không thể thiếu được. Đó là bát hương hay bát nhang dùng để cắm cây hương sau khi đã thắp. Nhưng việc bốc bát nhang hay sắp đặt thế nào đâu phải ai cũng rõ.
1. Bát nhang là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.
Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v... mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc
- Thờ Phật: cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.
- Thờ Thần: thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
- Thờ gia tiên: họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.
Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần (trong đó có gia đình tôi) chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời - Phật - Thánh - Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.
Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân. Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trơh, thúc đẩy thêm và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp nầy làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chất quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật đó phỏng có ích gì?
2. Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.
Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh...). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã "phạm thượng" với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!
3. Việc bốc bát hương phải nhờ thầy, đó là thầy chùa (sư) hoặc pháp sư (người tu tại gia). Khi bốc bát hương các Thầy chú nguyện, thỉnh thần linh, vong linh về an nhập. Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Đây cũng tương tự như việc Khai quang, Điểm nhãn cho tượng mỗi khi đúc xong, việc này có tác dụng làm tăng linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Theo dân gian chỉ sau khi hoàn thành công đoạn này thì việc mới biến một vật từ vô tri trở nên linh thiêng, bát nhang mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.
4. Quy trình bốc bát nhang:
Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục "bốc bát hương" thì bát hương đó mới có tác dụng làn vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không được bốc đúng cách cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ.
- Khi mua bát hương cần chọn loại không có chữ Hán viết ở thành.
- Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
- Sau đó lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).
- Bát nhang đã được làm đúng pháp là bát nhang có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết). Trong bát nhang còn có tiền âm ("Ngũ Lộ Thần tài"), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
- Sau đó đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu) mà ngày nay thướng có bán tại các hàng mã vào cho đầy, đứng cho cát vì cát nặng. Dùng trấu rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của Trời, nó thanh sạch, cao quý.
- Nhiều người còn dán ra ngoài bát nhang ở chính diện, nơi in hình mặt trời có 2 con rồng chầu vào một mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu tên của bát nhang.
- Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
Chỉ khi hoàn thành các công đoạn này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực.
5. Sử dụng bát hương:
Bát hương đã bốc xong, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần rồi đốt. thả tro xuống sông suối.
Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp. Nghiệm ra nhưng người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.
Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thờ không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hoả.
Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng báo "điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng lửa dập tắt tránh "Thuỷ Hoả giao tranh".
Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:
- Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ...
- Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
- Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát...
Thế đấy xung quanh bát hương có nhiều việc cần biết. Song còn do hoàn cảnh và tập tục mỗi nơi. Nhớ lại ngày trước chúng tôi chỉ đốt hương trong 3 ngày Tết. Bát hương tự tạo bằng cốc nhựa, bát ăn, bên trong đựng gạo. Ngay hôm cưới tôi, nhà vợ chưa kịp bầy bát hương tôi đã phải chặt một khoanh chuối, quấn giấy đỏ xung quanh. Sau này, khi đã đi nhiều, nghe lắm, chắt lọc sách vở tôi đã cỡ vạc ra nhiều nhưng có những điều vẫn chưa lý giải nổi, đặc biệt ngẫm ra mình thực hiện còn chưa đúng nghi thức trên. Sửa dần vậy nhưng cốt ở Tâm thành!
-Chiều 30 tháng Chạp Canh Dần, Lương Đức Mến cẩn soạn-
Được đăng bởi menthuong Vào lúc 15:57:00
Trong mục Lệ xưa..., Tâm linh, Đạo hiếu
====================
.sp
1. Bát hương thờ Thổ công-Thần linh đặt ở giữa, giúp cho gia chủ phát khởi tâm từ bi, cầu các đấng Thần, Phật giáng lâm giúp đỡ tạo quả phúc. Bát này nên dùng loại đường kính 18-20cm.
2. Bát hương thờ Gia tiên đặt phía tay trái từ trong bàn thờ nhìn ra để coi nhà, ngăn các vong lạ ra vào tự do. Bát này nên dùng loại đường kính 16-18 cm.
3. Bát hương thờ Bà Cô, Ông Mãnh đặt bên tay phải từ trong bàn thờ nhìn ra, để các đấng linh thiêng này có chỗ đi về, phù hộ độ trì cho con cháu.Bát này nên dùng loại đường kính 16-18 cm.

Đặt 3 bát hương cóý vững như kiềng ba chân và 3 bát hương trên cần có đế lót dưới để tăng phần trang nghiêm và thêm đẹp cho Ban thờ.

Adminhieu
Admin

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/05/2010
Age : 74
Đến từ : phương tây

https://canhieu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG Empty Re: NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THỜ CÚNG

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết