KIẾN THỨC_CHO MỌI NGƯỜI


Join the forum, it's quick and easy

KIẾN THỨC_CHO MỌI NGƯỜI
KIẾN THỨC_CHO MỌI NGƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

10 BƯỚC DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHI NUÔI DẠY CON CÁI

Go down

10 BƯỚC DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHI NUÔI DẠY CON CÁI Empty Re: 10 BƯỚC DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHI NUÔI DẠY CON CÁI

Bài gửi by Adminhieu Wed Feb 08, 2012 10:23 pm

DẠY CON KHI CON 'MÊ' ĐIỆN TỬ
19/01/2012 08:33
Print Email
TV, internet và máy vi tính đang tác động vào nếp sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Thế hệ trẻ là đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất.
Ở những gia đình có điều kiện, các bé đang trở nên quá gắn bó với máy vi tính, với trò chơi điện tử và tiêu tốn rất nhanh quỹ thời gian dành cho luyện tập thể dục thể thao hay dạo chơi ngoài trời. Nguy hại hơn, có những em nhỏ mải mê trò chơi điện tử tới mức “nghiện”. Nếu không cho chơi ở nhà, các em lẻn ra quán chơi.
1- Nguyên nhân bé thích chơi.
- Thỏa mãn tính 'hiếu thắng'
Theo các bác sĩ, tình trạng "nghiện" trò chơi điện tử ở các em xuất phát từ hai nguyên nhân chính: Bản chất con người và môi trường.
Trước hết, các em cũng có khao khát tìm kiếm hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Trò chơi điện tử đáp ứng trực tiếp khao khát đó. Mỗi khi thắng trò nào đó, bé cảm thấy rất tự hào về thành công. Vấn đề ở chỗ, thành công ấy đến nhanh và dễ gấp nhiều lần so với nỗ lực học tập ởtrường.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng là thủ phạm gián tiếp. Bởi quá bận rộn với công việc, khá nhiều thời gian họ giao con cho TV và máy vi tính "chăm sóc".
- Bé cần tiêu hao kalo
Các bé mê trò chơi điện tử vì chúng thiếu lựa chọn để tiêu hao sinh lực. Dường như ngày càng ít các địa điểm dành cho bé nghỉ ngơi, giải trí một cách lành mạnh.
10 BƯỚC DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHI NUÔI DẠY CON CÁI 315311_1

- Mức độ nghiện
Có thể chia mức nghiện của bé theo 04 cấp độ.
(1) Tìm kiếm. Bé tranh thủ cơ hội để tham gia trò chơi điện tử. Chúng vội vã lao vào máy vi tính ngay khi làm xong bài tập. Hoặc ngay khi vừa mở mắt.
(2) Quen dùng. Thói quen chơi điện tử đã bám rễ và thời gian bé dành cho môn này ngày càng tăng.
(3) Không thể thiếu. Bé bắt đầu trở nên cáu bẳn nếu như không được tham gia trò chơi điện tử. Thậm chí chúng ngồi lỳ nếu như máy vi tính hỏng hoặc không được ra ngoài chơi.
(4) Chểnh mảng công việc khác. Bé càng mê trò chơi điện tử chắc chắn kết quả học ở trường càng kém. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể trốn học, ăn cắp vặt để có tiền chi trả chơi điện tử. Chúng dường như quên hết các công việc khác.

2- Giải pháp
Dù bé nghiện ở cấp độ nào, bạn cũng nên kiên trì giúp con. Hãy nhớ rằng, trò chơi điện tử không hoàn toàn có nghĩa độc hại bởi có những trò bổ ích cho con phát triển trí tuệ.

- Xây dựng nguyên tắc và trách nhiệm.
Cha mẹ có thể hướng dẫn con tự lập nội qui. Ví dụ, không được chơi liền 02 tiếng; không được chơi trong khi ăn; phải hoàn thành các nhiệm vụ như rửa bát, quét nhà…

- Giảm cơ hội tiếp cận máy vi tính và internet.
Hãy tỷ mỷ trong thời gian biểu và số lượng máy tính trong nhà để hạn chế tối đa cơ hội con ngồi trước màn hình máy vi tính. Bố trí máy vi tính ở vi trí dễ quan sát trong nhà, nếu mọi người cùng biết những gì diễn ra trên màn hình thì càng tốt.

- Biện pháp tài chính.
Hạn chế giờ thuê bao internet hoặc thời gian sử dụng máy vi tính. Kiểm soát tiền tiêu vặt của con. Đừng cho con quá nhiều tiền và cố giáo dục ý thức tiết kiệm thông qua trao đổi về “tình trạng eo hẹp của ngân sách gia đình”.-

- Luôn lắng nghe và chia xẻ.
Hãy quan tâm thích đáng tới con và khơi gợi để con tâm sự. Hạn chế trách mắng và tăng cường thân thiện với con. Nâng cao tinh thần trách nhiệm. Ví dụ, bạn nên nhẹ nhàng nhắc: “Con chơi quá thời gian đã hứa với mẹ/bố rồi đấy” thay vì “Con là đồ vô trách nhiệm, không chịu giữ đúng lời hứa”.

- Tiếp cận tích cực.
Bạn có thể sáng tạo để con có những lựa chọn giải trí khác như chơi cờ, học nhạc, học vẽ.

- Nâng cao trách nhiệm bản thân.
Đề dạy con, điều đầu tiên bạn phải tự nâng cao trách nhiệm và sự kiên nhẫn của chính mình. Một khi bạn đã thành công trong rèn luyện bản thân thì khả năng thành công trong dạy con sẽ rất gần.

Theo Mẹ & Bé

Adminhieu
Admin

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/05/2010
Age : 74
Đến từ : phương tây

https://canhieu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

10 BƯỚC DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHI NUÔI DẠY CON CÁI Empty 10 BƯỚC DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHI NUÔI DẠY CON CÁI

Bài gửi by Adminhieu Wed Feb 08, 2012 10:17 pm

DẠY CON 10 BƯỚC DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG TRONG VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI
19/01/2012 11:02
Print Email
Ban đang không biết dạy bé thế nào, hãy tham khảo những cách dưới đây nhé!

1. Khen thưởng :
Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên hỏi tại sao khen thưởng lại là điều đầu tiên cần phải làm, nhưng nếu bạn mong muốn con bạn có những cư xử đúng mực thì điều quan trọng chính là việc dạy cho chúng hiểu rằng hễ cư xử đúng mực sẽ được thưởng.
Những lời khen sẽ giúp gầy dựng lòng tự trọng và tự tin ở trẻ. Quan trọng là nội dung khen thưởng phải rõ ràng & đặc biệt theo từng trường hợp, đại loại như : “con mang giày nhanh và khéo quá nhỉ !” khi đó đứa trẻ sẽ hiểu được nó vừa mới hoàn tất tốt công việc gì. Ngoài lời khen thì các hình thức khen thưởng có tổ chức khác như bảng vàng hoặc phiếu bé ngoan cũng rất thích hợp để là động lực dẫn đến những hành vi đúng đắn trong khi ăn hoặc đi vệ sinh.

2. Sự nhất quán :
Luôn phải theo đúng nhữn gì ta nói và làm với trẻ. Nếu bạn cứ thay đổi mục tiêu luôn luôn, và liên tục thiết lập nhiều quy định mới, trẻ sẽ chẳng hiểu mình muốn gì ở chúng nữa. Cần cho trẻ hiểu vị trí của chúng và không bao giờ thay đổi những quy định cơ bản. Ngoài ra, phải dặn những người lớn trong gia đình cũng nhất quán với những quy định cơ bản này nhằm tránh cho trẻ bị nhầm lẫn với những thông điệp khác nhau.

3. Thói quen :
Thói quen tốt sẽ giúp diễn biến trong ngày xảy ra theo một lịch trình ổn định, làm cho trẻ cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn. Thói quen tốt ở đây có thể là : ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, không ăn vặt nhiều … Thói quen tốt cũng đảm bảo cho bạn có đủ thời gian làm mọi việc mà không bị stress, cho bạn sử dụng được thời gian một cách có chất lượng để thư giãn và chơi đùa với con mình. Giờ ăn và giờ ngủ của trẻ có thế coi như cơ sở của một thói quen tốt, các việc khác nên được sắp đặt trong các khoảng thời gian giữa giờ ăn và ngủ.

4. Những ranh giới :

10 BƯỚC DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHI NUÔI DẠY CON CÁI Article507dulichcunggiadinh25520111474_1

Sắp đặt những ranh giới rõ ràng là một cách để chứng tỏ quyền hạn của mình với trẻ, để cho trẻ hiểu rằng nơi nào lúc nào là cần phải làm việc gì. Trẻ con không thích thấy môi trường quanh chúng thay đổi liên tục, chúng cần biết rõ điều gì được phép và không được phép, từ đó chúng sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Điều này cũng có nghĩa là không nên cho con bạn quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc trẻ sẽ trở nên không dứt khoát.

5. Kỷ luật :
Cần phải luôn kiểm soát các quy định mình đã đặt ra một cách kiên định và công bằng. Trẻ em cần hiểu ra rằng những cư xử không thể chấp nhận được của chúng sẽ dẫn đến một hậu quả nhất định : ngoan thì sẽ được khen thưởng, hư là bị phạt. Nếu bạn đối xử công bằng, trẻ cũng sẽ ứng xử hợp lý theo.

6. Cảnh báo :
Thường xuyên cảnh báo với trẻ khi nó hư sẽ cho trẻ cơ hội suy nghĩ lại hành động của mình và tự quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại trước khi nó bị phạt. Nhưng cảnh báo cũng còn có nghĩa là những thông báo đưa ra trước khi bạn đi ra ngoài, trước giờ ăn, trước khi bạn yêu cầu bé ngừng chơi và đi cất đồ chơi của mình. Cách thông báo trước như vậy giúp trẻ có thể chuẩn bị tinh thần làm sang việc khác. Yêu cầu trẻ làm việc gì một cách nhanh gọn đều không công bằng chút nào và có thể làm cho trẻ nổi cơn bướng lên. Một đứa trẻ được biết trước điều người lớn yêu cầu nó thường có hợp tác tốt hơn.

7. Giải thích :
Không thể chỉ nói “không” để từ chối trẻ em – chúng cần biết tại sao và như thế nào. Có nhiều cách để giải thích, không nhất thiết phải đầy vẻ lên lớp và dài dòng. Cố gắng trả lời trọn vẹn những câu hỏi trẻ nêu ra, dẫn giải rõ ràng từ những điều bạn đang làm hay đang nhìn thấy, dùng các ví dụ minh hoạ có liên quan mật thiết đến đời sống của trẻ.

8. Sự kiềm chế :
Làm cha mẹ phải biết kiềm chế, bình tĩnh kiểm soát mọi việc, không bao giờ la hét hoặc đối xử độc tài với con cái. Cũng không nên thúc dục con cái, gây áp lực về thời gian với chúng. Đừng làm lớn chuyện với những gì không thay đổi ngay được. Ngay cả khi khen thưởng trẻ cũng cần phải kiềm chế : khen thưởng sẽ mất ý nghĩa với trẻ nếu suốt ngày chúng được khen hoài, và cũng khó mà chứng tỏ cho trẻ thấy cha mẹ đặc biệt thương yêu chúng như thế nào nếu bạn luôn cho chúng quà bánh !

9. Trách nhiệm :
Khi lớn lên, trẻ phải chiu trách nhiệm với hành vi, đồ đạc và thân thể của chúng. Cần phải để cho trẻ tự đút ăn, tự đánh răng, tự dọn dẹp đồ chơi và phòng ngủ của chúng. Việc này giúp trẻ có cảm giác tự hào về bản thân và đồ đạc riêng của mình. Nhưng nên giao cho trẻ những nhiệm vụ vừa sức và dễ hoàn thành.

10. Nghỉ ngơi - Giải trí :
Quan trọng nhất là cần phải nhớ dành ra thời gian vui chơi chung với con mình. Phải chơi chung với trẻ, hôn hít và âu yếm trẻ thật nhiều. Luôn giữ thái độ thư giãn khi tham gia các hoạt động xã hội, trong giờ ăn và giờ tắm của trẻ. Tiếp cận từng giai đoạn của trẻ (ví dụ như tập ngồi bô) với một thái độ cởi mở và dễ chịu, bởi vì nếu bạn luôn căng thẳng, trẻ sẽ nhận ra ngay.
Thỉnh thoảng phải tự cho mình những giây phút xả hơi, nghỉ ngơi giải trí với vợ/chồng mà không mang theo con, sự nghỉ ngơi này sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực không ngờ đấy !

Theo Chamsocbe

Adminhieu
Admin

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 23/05/2010
Age : 74
Đến từ : phương tây

https://canhieu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết